Tham gia có Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh có hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu có giá trị lớn, Trưởng Cơ quan đại diện, Tham tán thương mại và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông, thuỷ của Việt Nam.
Điểm cầu chính Bộ Công Thương
Tại điểm cầu Quảng Nam, đồng chí Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, cùng tham dự có lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Ngoại vụ.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc tọa đàm và cung cấp thông tin về thị trường Trung Quốc, các nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản của từng khu vực, từng địa phương nhằm định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời, đại diện Văn phòng SPS Việt Nam phổ biến Lệnh 249 về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và Lệnh 248 ban hành quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc. Hai lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2022, buộc phải đáp ứng một loạt những quy định mới khi xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.
Tại buổi Tọa đàm, nhiều đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với các Bộ, ngành Trung ương và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc như: Đề nghị ký kết các Nghị định thư về kiểm dịch thực vật để tăng cường giao dịch thương mại chính quy, hạn chế kiểm tra và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa (hiện tại trong 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc chỉ có măng cụt đã được ký Nghị định thư); thành lập Trung tâm Logistic, không thu phí cầu đường cho hàng nông sản xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại quy mô lớn để các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc được giao lưu, gặp gỡ trao đổi thông tin, ….
Sau cùng buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh lại Trung Quốc là thị trường tiềm năng trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam nhưng để việc xuất khẩu được thuận lợi các Bộ ngành Trung ương, chính quyền các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cầnnắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường, văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc để định hướng về lợi thế xuất khẩu sang thị trường này.